Bạn đã từng bước vào một thư viện vừa hiện đại vừa lộng lẫy, nguy nga chưa? Chắc hẳn trước giờ trong suy nghĩ của mọi người, thư viện thường hiện ra là một nơi chỉ có sách với những kệ gỗ buồn tẻ, khô khan và tĩnh lặng. Vậy khi đến với nước Đức, các bạn sẽ có những trải nghiệm hoàn toàn khác. Đối với nước Đức: „Ein Ort für Menschen, nicht für Bücher”. Thư viện là nơi thực sự dành cho mọi người. Chứ không phải đơn giản chỉ là nơi chứa những cuốn sách, là không gian nghệ thuật và văn hóa vô cùng đặc sắc. Thực sự khi chúng ta được đọc sách trong môi trường tốt thì đồng thời khả năng tiếp thu và tập trung cũng cao hơn rất nhiều đấy! Hãy cùng AMEC dạo một vòng để chiêm ngưỡng các thư viện tại Đức lộng lẫy, tuyệt đẹp này nhé!
Điểm đặc biệt của các thư viện tại Đức là luôn luôn tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh. Bằng cách thiết lập hệ thống Wifi tốc độ cao miễn phí, xây dựng từng không gian riêng tư, yên tĩnh trong thư viện. Mỗi cá thể luôn cảm thấy thoải mái nhất dù là đang sinh hoạt cùng một bầu không khí. Không thể không nhắc tới đó là ban không cần bỏ ra bất kỳ chi phí nào khi ghé thư viện. Toàn bộ chỗ ngồi, sách cũng như giáo trình liên quan tới học tập đều được miễn phí. Và mọi người có thể thoải mái sử dụng. Ngoài ra thư viện cũng cung cấp hệ thống mượn sách tự động. Do đó học sinh có thể mượn sách mà mình muốn đọc trong khoảng thời gian giới hạn.
Thư viện luật thành phố Munich
Thư viện Luật thành phố Munich là một trong những thư viện đẹp nhất trên thế giới. Thư viện nằm trong Neues Rathaus (Tòa thị chính mới) của thành phố. Được xây dựng từ 1867 đến 1908 bởi Georg von Hauberrisser theo phong cách KT Gothic Revival.
May mắn thay, bạn không cần phải là luật sư hay sinh viên luật mới có thể ghé thăm thư viện. Vì nó mở cửa cho công chúng. Thư viện này giống như một khu rừng tràn ngập ánh sáng và ấm áp. Nơi đây bạn có thể thưởng thức trọn vẹn tri thức từ các trang sách. Họa tiết dây leo và lá trên lan can cầu thang xoắn ốc vĩ đại là một nét vô cùng đặc sắc. Họa tiết này cũng có trên các đèn chiếu sáng lặp lại, tạo ấn tượng.
Thư viện nhà dòng Wiblingen
Thư viện Wiblingen được xây dựng vào năm 1093. Tuy được xây dựng từ thế kỷ 11 nhưng đến thế kỷ 18, thư viện mới được trùng tu lại theo phong cách kiến trúc Baroque. Đây là một kho tri thức quý giá về nghệ thuật và khoa học.
Bất kì ai đến với thư viện này đều bị choáng ngợp. Bởi không gian cổ tích và thần thoại nơi đây. Quyến rũ du khách với những bức tượng sống động cùng các cột trang trí giống với cột cẩm thạch. Wiblingen là một trong những thư viện lộng lẫy nhất thế giới. Bao trùm không gian là những bức họa nghệ thuật tuyệt mỹ, cột trụ và sàn nhà được khảm đá cẩm thạch sáng bóng, sang trọng. Ngoài ra những đường viền khéo lẹo mạ vàng càng làm tăng nét nguy nga, tráng lệ.
Thư viện Herzogin Anna Amalia, Weimar
Đây không chỉ đóng vai trò là thư viện hoành tráng bậc nhất tại Đức. Mà còn là một di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. “Thư viện bá tước” của Weimar này được xây dựng vào năm 1691. Nhưng vì một trận hỏa hoạn lớn năm 2004 khiến cho kho lưu trữ sách tại nơi đây bị phá hủy. Sau nhiều đợt trùng tu và sửa chữa, thư viện đã khôi phục trở lại với công chúng vào năm 2007.
Thư viện thành phố Stuttgart
Thư viện Stuttgart được thiết kế bởi kiến trúc sư người Hàn Quốc. Với thiết kế bên ngoài thoạt nhìn giống như một khối rubik khổng lồ và phức tạp. Nhưng nếu khám phá phần nội thất sẽ rất ấn tượng với sự lung linh của thư viện.
Ban ngày nhìn từ ngoài, nơi đây trông như một khối vuông thủy tinh trắng khép kín. Không gian đọc yên tĩnh và thoải mái cho người đến đây học tập, nghiên cứu. Đến tối, thư viện Stuttgart lại nổi tiếng với những phòng phát ánh sáng xanh dương.
Điểm đặc biệt nữa trong thiết kế không gian ở thư viện này là sự sắp đặt ngẫu nhiên của những chiếc cầu thang. Không những nối liền các tầng mà còn liên kết được toàn bộ không gian của thư viện. Theo ý đồ của nhà thiết kế, những bậc thang này mang đến cảm giác. Qua mỗi bậc thang người ta sẽ bước lên một tầng cao mới của tri thức một cách nhẹ nhàng và thoải mái.
Thư viện Oberlausitzische, Görlitz
Nơi này cũng là hội trường của Thư viện Khoa học Thượng sách tại Görlitz. Nền móng của thư viện được đặt đầu tiên vào năm 1779. Vì mang phong cách khá cổ điển nên chủ yếu lượng sách ở đây đều liên quan tới lịch sử và thiên nhiên.
Thư viện Herzog August
Thư viện này sở hữu bộ sưu tập sách khá đa dạng. Cũng là nơi thu hút nhiều nhà báo, nhà văn nhất khu vực phía Bắc nước Đức. Ngoài ra nơi đây cũng mang hơi hướng chủ nghĩa lãng mạn. Nên cách bài trí và phối màu khá nhã nhặn, khiến người ghé thăm có cảm giác thoải mái gần gũi.
Thư viện Ngôn ngữ học của Đại học Freie Berlin
Thư viện của trường nổi tiếng là tuyệt đẹp trên thế giới và là nơi chứa hơn 800.000 đầu sách. Được thiết kế với hình dáng não bộ con người. Thư viện của đại học Freie chứa bên trong rất nhiều sách khoa học về mọi lĩnh vực. Thiết kế sáng tạo của thư viện đã thu hút số lượng lớn sinh viên và khách du lịch dừng chân ở Berlin để thăm quan và chiêm ngưỡng.
Thư viện nổi tiếng với lối kiến trúc ấn tượng hiện là không gian đọc sách lý tưởng của các sinh viên. Các bàn học được sắp xếp uốn lượn, so le giữa các tầng trên và dưới. Từ trên nhìn xuống, có thể nhận thấy nghệ thuật kiến trúc đều được hiện diện tại từng góc thư viện.
Thư viện ở Leipzig
Mỗi học sinh hay người muốn nghiên cứu khi đến thư viện ở Leipzig này đều sẽ nhận được nguồn cảm hứng bất tận với sự bài trí đơn giản một lượng lớn bàn gỗ và đèn bàn xanh lá. Như vậy mỗi cá nhân sẽ có cho mình không gian riêng và đầy đủ điều kiện ánh sáng để học tập và nghiên cứu.
Các bạn thấy đó, nước Đức rất chú trọng đến việc giáo dục nên có một hệ thống thư viện tại Đức cùng hàng nghìn đầu sách chất lượng để hỗ trợ cho việc học tập, nghiên cứu của người dân. Khi đến Đức học tập, các bạn cũng sẽ được tận hưởng kho tri thức quý giá này. Do vậy, nếu bạn nào có ý định du học Đức hãy đừng chần chừ liên hệ ngay với AMEC để có thể nhanh chóng thực hiện ước mơ của mình nhé!
Tham gia cộng đồng Du học Đức: https://www.facebook.com/groups/327816818255733
Hoặc liên hệ Hotline:
- AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
- AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
- AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388