Du học Úc: Bài viết này sẽ giúp bạn cảnh giác những chiêu lừa đảo mà du học sinh dễ gặp phải khi lần đầu tiên đặt chân đến xứ sở Kangaroo học tập.“Cò” nhà ởĐừng tưởng chỉ ở Việt Nam mới có “cò nhà” nhé. Bên Úc cũng nhiều không kém.Chiêu thức lừa đảo của những người xấu này thường xuất hiện trên những website tìm nhà ở Úc. Họ đăng nhiều quảng cáo nhà khá hấp dẫn như: Chủ nhà đang công tác nước ngoài hay đi du lịch, giao thông thuận tiện, khung cảnh đẹp… Sau vài lần trao đổi qua mail và tin nhắn, họ sẽ yêu cầu bạn gửi tiền qua Western Union và gửi lại bạn Passport giả để làm tin, hứa sẽ gửi chìa khóa nhà. Nếu không tỉnh táo thì bạn bị lừa “ngon lành” nhé.Bạn có nickname Nuocmia trên diễn đàn Du học sinh Úc chia sẻ: “Cò hẹn mình đến xem nhà nhưng không mở cửa mà chỉ cho xem bên ngoài, rồi yêu cầu mình đưa tiền đặt cọc. Ông ta còn dặn mình nếu đến nhà đưa tiền thì nhớ hẹn trước. May mà mình chưa đưa”.Để tránh bị biến thành những “chú gà” bạn nên đề cao cảnh giác, tìm hiểu kỹ thông tin và yêu cầu các thủ tục cần thiết khi giao dịch. Theo Lê Mai Lan (Melbourne): ”Cò này thường rất tinh vi trong thủ đoạn. Đừng giao tiền khi chưa gặp mặt. Nếu giao nhận trực tiếp thì nên làm giấy biên nhận. Cẩn thận vẫn hơn”.Mua điện thoại giá “bèo”Các du học sinh thường được mời chào mua những máy điện thoại trên với giá rẻ bất ngờ và miễn phí vận chuyển. Hiện nay có một số người đang bán iPhone4 hàng ăn trộm hoặc bị block. iPhone4 block là những điện thoại đã được đăng ký bảo hiểm với một nhà mạng bên đó, sau đó báo mất để được bồi thường máy mới, máy cũ vẫn được giữ. Nếu sử dụng lại thì chỉ được một thời gian ngắn là bị khóa máy và cuối cùng bị cảnh sát “hỏi thăm”. Khi trao đổi gián tiếp, những kẻ lừa đảo thường chỉ cho số điện thoại hoặc email, không dám cho địa chỉ cụ thể.Lan Phương đang học tại Đại học công nghệ Swinburnu – Melbourne kể: “Mình dùng điện thoại được 11 ngày thì màn hình đen ngóm. Đến cửa hàng bảo hành thì phải trả tiền để sửa điện thoại. Lúc này mình mới nhớ ra là lúc chuyển nhượng bạn đó có một số hành vi không đàng hoàng, ví như mình hỏi hợp đồng mua bán thì bạn đó nói là giữ lại để về đưa bố mẹ coi. Hỏi xin số điện thoại thì không có (trong khi bạn đó có một cái iPhone). Biết bị lừa đau mà đành ngậm bồ hòn làm ngọt”.Lừa việc làm và các dịch vụNhớ rằng không có nghề gì kiếm tiền nhanh, dễ hoặc không làm cũng có tiền. Vũ Ngọc Bảo – cựu sinh viên nhớ lại: “Một lần mình trúng thưởng giải chụp hình miễn phí, khuyến mãi trang phục và đồ uống. Chỉ cần đặt cọc cho hai người, mỗi người 30 USD. Sau đó, họ gọi điện đến và nói rất nhanh, mình vừa nghe vừa cung cấp thông tin thẻ ATM cho họ. Họ sẽ chụp hình miễn phí, trả lại tiền đặt cọc, nhưng chưa được lấy hình. Sau đó phải mua 400 USD/tấm. Tiếc đứt ruột”.Mới đặt chân đến xứ người, teen nhớ cẩn thận với các chiêu lừa đảo. Trước khi giao dịch hãy tìm hiểu kỹ thông tin, Student ID là quan trọng nhất. Với những dịch vụ miễn phí, nên cẩn trọng hơn nữa. Nếu nghi ngờ thì báo cảnh sát ngay nhé.
Theo: Ione
Hoặc liên hệ Hotline:
- AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
- AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
- AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388