Trong Study Plan xin visa du học Hàn Quốc bạn cần phải giải quyết 1 số câu hỏi: lý do chọn ngành/trường, lợi ích khóa học, mục tiêu khi hoàn thành khóa học.
1.Những nội dung cần có
Trong một Study Plan bạn cần phải giải quyết được một số câu hỏi. Để tóm lược và bố cục chúng, cần chia thành những nội dung chính như sau:
Lý do bạn chọn học ngành học này
Bạn cần phải trả lời được: nguyện vọng học ngành này của bạn và mục đích của bạn khi du học là gì? Câu trả lời này là tùy thuộc vào từng trường hợp cá nhân.
# Why do you wish to study in Korea in the program for which you have been accepted?
# What is your overall educational goal?
Tuy câu hỏi này đơn giản nhưng nó phân thành các trường hợp như sau:
Khó nhất là học cùng ngành nhưng học ngược trở lại văn bằng thấp hơn: cụ thể như bạn đang học hoặc đã tốt nghiệp đại học nhưng lại muốn học ngược trở lại văn bằng diploma:
Bạn có thể giải thích là những kiến thức của bạn tiếp thu được trên trường Đại học nó mang tính chất hàn lâm quá và không có nhiều những kỹ năng nghề nghiệp mà bạn cần phải có. Đặc biệt là với việc đào tạo như ở các Đại học Việt Nam, trước khi học chuyên ngành thì phải mất 2 năm đại cương. Với 2 năm chuyên ngành không được đào tạo chuyên sâu nên bạn cảm thấy không đủ kiến thức để áp dụng vào công việc, hoặc tự tin khi đi tìm việc.
Với một mức độ khó thấp hơn một chút là học trái ngành, phần này thì việc bạn có học tụt cấp cũng không mấy liên quan:
Bạn cần phải trả lời được 2 câu hỏi này:
# Why are you not pursuing a similar program in your country of residence/citizenship?
# What research have you done into studies in your country of residence/citizenship?
Câu thứ nhất, tại sao bạn không học ở Việt Nam mà lại muốn đi du học tại Korea về ngành học này. Câu này tôi nghĩ quá dễ, ai cũng trả lời được.
Câu thứ hai thì có vẻ hơi mang tính hàn lâm hơn 1 chút cho thấy sự tìm hiểu của các bạn về trình độ giáo dục đối với ngành học mà bạn tính đi du học. Để trả lời câu hỏi này cũng không đến mức quá khó, đặc biệt trong các lĩnh vực như hospitality hoặc một số ngành về tài chính, kinh tế.
Một số ngành kỹ thuật thì có vẻ khó giải thích hơn một chút bởi vì sự khác biệt giữa đào tạo trong nước và nước ngoài khó giải thích hơn 1 số ngành kinh tế. Tuy nhiên một số ngành đòi hỏi công nghệ mới thì dĩ nhiên môi trường đào tạo quốc tế sẽ tốt hơn Việt Nam. Tôi chưa có thời gian để đào sâu vào từng ngành để tìm hiểu những thay đổi trong công nghệ để có thể đưa ra các giải thích cặn kẽ cho bạn về vấn đề này. Nếu bạn cần tư vấn thì xin cứ liên hệ truedreams.vn.
2.Cơ hội nghề nghiệp của bạn khi hoàn tất quá trình đào tạo tại Hàn Quốc về ngành học này
# How will this program enhance your employment opportunities in your country of residence/citizenship?
Câu hỏi này thể hiện sự hiểu biết của bạn về cơ hội nghề nghiệp tại Việt Nam khi bạn hoàn tất quá trình đào tạo tại Hàn Quốc. Nó cũng thể hiện bạn có nghiêm túc khi du học tại Hàn Quốc về ngành này hay không? Bạn không thể nói là tôi không biết học xong ngành này tôi sẽ làm được những gì, tìm việc ở đâu tại Việt Nam. Điều đó là cực kỳ vô lý.
Để trả lời cho câu hỏi này, bạn chỉ cần tìm hiểu các thông tin sau:
Tốc độ phát triển của ngành nghề lĩnh vực đó tại Việt Nam: tôi lấy ví dụ về lĩnh vực hospitality bạn có thể đưa ra các con số chứng minh tốc độ phát triển của ngành du lịch Việt Nam trong các năm qua. Đặc biệt là những minh chứng cụ thể nhất ứng với từng cá nhân, ví dụ bạn có người quen tính mở nhà hàng, quán ăn,…
Những lợi thế nếu bạn có trong tay tấm bằng du học tại Hàn Quốc khi tìm việc tại Việt Nam.
Những ràng buộc cá nhân của bạn với đất nước sở tại, cụ thể ở đây là Việt Nam
# What ties do you have to your country of residence/citizenship?
Ràng buộc ở đây có thể là ràng buộc về gia đình hoặc ràng buộc về công việc. Câu này cũng tương đối đơn giản và mang thiên hướng cá nhân nên tôi xin lướt qua.
Khi này trong Study Plan bạn nên thể hiện ngành học trái đó có giúp ích cho định hướng tương lai của bạn. Ví dụ học điện trong khi có bằng đại học về xây dựng.
Hoặc chỉ đơn giản là ngành học đó là lẽ sống của đời bạn. Ví dụ bạn yêu thiên nhiên môi trường và mong muốn được cống hiến trong lĩnh vực môi trường. Mặc dù trước đó ngành học của bạn không có liên quan gì đến ngành môi trường.
Dễ nhất có lẽ là học đúng ngành và đúng lộ trình: nếu bạn đi du học CES chắc bạn cũng không cần phải viết study plan làm gì.
3.Bố cục và văn phong
Bố cục đoạn văn (paragraph): câu đầu tiên của bài phải là câu chủ đề của toàn bài. Nghĩa là câu đầu tiên luôn luôn là: “Tôi viết study plan này nhằm mục đích giải thích lý do tôi chọn học ngành gì, tại trường nào tại Hàn Quốc
Câu đầu của từng đoạn văn sẽ bao hàm nội dung chính của từng đoạn văn
Hãy dùng câu chủ động, không nên dùng câu bị động.
Hãy dùng câu đơn, hạn chế dùng câu phức.
Lưu ý về cách dùng full name đúng chuẩn
Tóm lại việc bạn cần phải có 1 study plan để chứng minh quá trình học tập nghiêm túc và dự định để trở về Việt Nam là cần thiết. Viết một study plan để thể hiện sự quyết tâm du học của bạn cũng như định hướng là không có đơn giản. Tuy nhiên nó không phải là yếu tố quyết định bạn có được cấp visa hay không mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Đăng ký để nhận thông tin về chương trình du học Hàn Quốc cùng AMEC:
Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.
Hoặc liên hệ Hotline:
- AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
- AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
- AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388