HÀ NỘI

(024) 3 941 1891/2 - 0914 863 466

ĐÀ NẴNG

(023) 6 396 7776 - 091 608 2128

HỒ CHÍ MINH

(028) 6261 1177 - 0909 171 388

7 mẹo để tăng hiệu quả học tập khi học đại học tại Đức (Phần 1)

Theo khảo sát mới đây về các vấn đề sinh viên dễ gặp phải nhất khi học đại học chính là khó khăn trong việc quản lý thời gian và động lực. Khi không thể phân phối thời gian một cách hợp lý, phần lớn sinh viên sẽ không đủ thời gian cần thiết để học hiệu quả tất cả các môn và các Deadlines sẽ dồn vào một khoảng thời gian nhất định gây áp lực cho chính bản thân sinh viên. Trong bài này, AMEC sẽ hướng dẫn bạn cách quản lý thời gian hiệu quả và sắp xếp việc học để thời gian học ít hơn nhưng vẫn nhận được kết quả tốt nhất.

1. Xác định mục tiêu

Nhiều sinh viên nghĩ rằng họ có mục tiêu. Tuy nhiên trong thực tế, họ chỉ có một vài ước mơ và những nguyện vọng thường chỉ xuất hiện chớp nhoáng trong đầu. Đó không phải là mục tiêu cho tương lai. Và đó là vấn đề. Nếu không có mục tiêu,thì ngay cả việc quản lý thời gian tốt nhất cũng không mang lại lợi ích gì. Làm sao bạn có thể đạt được điều gì khi mà chính bản thân bạn không biết mình muốn gì?

Cuộc đời bạn sẽ không có thành công cũng như đạt được bất cứ thành tựu gì nếu bạn không đặt được mục tiêu. Chỉ có mục đích rõ ràng mới giúp bạn đạt được kết quả nổi bật – và không chỉ trong thời gian học tập của bạn. Bởi vì ngay khi bạn biết bạn muốn đi đâu, bạn có thể xác định rõ đường đi đến đó và thực hiện các bước đi đúng. Bạn cần biết bạn muốn đạt được điều gì và làm thế nào để làm rõ mục tiêu của mình. Điều này cho phép bạn định hướng ngay từ khi còn học đại học, tạo ra nhiều phương hướng trong khi học và tập trung vào những điều cần thiết.

2. Có sự ưu tiên

Sau khi bạn đã đặt mục tiêu cho việc học của mình và có một cái nhìn tổng quan, bạn sẽ sớm nhậnthấy: “Có quá nhiều thứ phải làm – làm thế nào tôi có thể làm tất cả?”

Trả lời: Bạn không thể hoàn thành tất cả. Chúng ta không bao giờ có đủ thời gian để làm mọi thứ chúng ta cần làm. Chúng ta luôn ngập trong các công việc cả cũ lẫn mới. Mỗi ngày, lại có thêm các mục tiêu, công việc mới và chúng sẽ bị ghi đè lên nhau trong cuốn lịch làm việc. Vì vậy, bạn phải thực hiện một sự lựa chọn khôn ngoan.

Bạn phải có sự ưu tiên; hoạt động được lên kế hoạch trước và những việc cần được chuyển giao. Nếu không, bạn có thể ngập trong các sự lựa chọn vì không biết làm gì trước và tốn thời gian cho việc chọn lựa

Trong khi bạn vẫn phải vật lộn để hoàn thành các công việc cũ thì các Deadlines lại tiếp tục được gửi tới . Đây là lý do tại sao bạn sẽ không bao giờ có thể hoàn thành mọi thứ bạn cần làm. Bạn sẽ không bao giờ xong việc! Tệ hơn nữa là bạn sẽ bị thụt lùi trong một số môn. Và đó là lý do tại sao bạn phải học để phân biệt những việc quan trọng từ những việc không quan trọng . Bạn phải dành thời gian vào những công việc quan trọng  mà thực sự giúp ích cho việc học và ngừng lãng phí thời gian cho những công việc vô thưởng vô phạt

3. Lập kế hoạch

Một khi bạn đã rõ ràng việc nào cần ưu tiên, thì tiếp theo việc cần làm là lập kế hoạch. Tại sao? Bởi vì với kế hoạch của bạn thì bạn sẽ thực hiện các công việc hàng ngày theo trình tự và dần dần tạo thành thói quen.  Không có kế hoạch, bạn sẽ để cho mình trôi nổi và thụ động chờ đợi mọi thứ đang đến với bạn theo thời gian. Vấn đề là: khi nào bạn mất kiểm soát.

Sau đó, bạn chỉ có thể cố gắng vớt vát tình thế bằng việc đuổi theo các Deadlines và bỏ lỡ một sự kiện quan trọng khác. Kế hoạch tạo ra sự khác biệt giữa sinh viên giỏi với những sinh viên kém,   giữa thời gian học quy đinh và quá hạn.

Nếu bạn lên kế hoạch trước, bạn sẽ bắt đầu công việc và tiếp tục công việc dễ dàng hơn và tập trung vào mục tiêu của bạn. Càng biết cách phân chia thời gian và lên kế hoạch, bạn càng có nhiều thời gian để hoàn thành nhiệm vụ. Chỉ với 1 phút lập kế hoạch, bạn tiết kiệm được 10 phút trong thời gian làm việc của bạn – và mỗi lần như vậy!

4. Bắt đầu

Sau khi đặt Mục tiêu, xác định việc Ưu tiên, lên Kế hoạch và bắt đầu

Để bắt đầu một việc gì mới thường thì nói dễ hơn làm và khi tiến hành chúng ta hay gặp khó khăn, cụ thể là vấn đề về động lực. Nhiều sinh viên không vượt qua được rào cản đầu tiên này và không bao giờ bắt đầu hoặc bắt đầu quá muộn nếu có 1 công việc quan trọng.

Vì lý do nào đó mà bạn bị thiếu động lực. Và đó là lý do tại sao bạn không bắt tay vào việc tổng hợp,  trì hoãn công việc , học tập của bạn. Bạn có  mục tiêu và bạn biết bạn muốn đạt được điều gì; bạn cũng đã nghĩ về cách bạn có thể giải quyết vấn đề, nhưng lại không bắt tay vào thực hiện.

Nhưng đừng lo lắng, Bạn có thể thay đổi điều đó! Tuy nhiên, để vượt qua sự trì trệ của bản thân thì bạn cần phải tự nhủ với bản thân hậu quả cũng như làm quen dần dần với kế hoạch đặt ra.

Khởi đầu luôn là phần khó nhất của toàn bộ quá trình. Sau khi bắt đầu, mọi thứ trở nên dễ dàng hơn.

Đăng kí tư vấn miễn phí cùng AMEC ngay hôm nay để chuẩn bị hành trang đầy đủ nhất:

Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.






     

    Hoặc liên hệ Hotline:

    • AMEC Hà Nội  (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
    • AMEC Đà Nẵng    (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
    • AMEC Hồ Chí Minh  (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

    Facebook: https://www.facebook.com/toididuhoc



    Phản hồi

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    (*)

    Có thể bạn quan tâm:

    Tin du học nổi bật

    Tin du học Mới Nhất

    Đăng ký tư vấn miễn phí