Để được đặt chân lên vùng đất của những ước mơ, các bạn học sinh, sinh viên thường gặp phải rất nhiều khó khăn, thử thách và một trong những cửa ải lớn nhất mà ai ai dù khó khăn đến đâu cũng phải cố gắng vượt qua chính là khâu phỏng vấn và nộp Visa. Visa du học nghề Đức trong những năm gần đây được đánh giá là rất cạnh tranh. Với những yêu cầu gắt gao và kĩ lưỡng trong quá trình xét hồ sơ từ Đại Sứ Quán và Lãnh Sứ Quán, không phải ai cũng may mắn dành được cho mình tấm vé đến nước Đức. Hãy vận dụng ngay 5 quy tắc dưới đây để dễ dàng chinh phục Visa du học nghề Đức nhé!
1. Dù khó đến đâu cũng phải tham gia một lớp kiến thức nền:
Du học nghề Đức hiện nay trở nên vô cùng phổ biến với sự lựa chọn ngành nghề cũng đa dạng hơn xưa. Nếu như vài năm trước đây, bạn chỉ có thể du học duy nhất nghề điều dưỡng thì bây giờ bạn có thể lựa chọn nghề Nhà Hàng, Khách Sạn, Đầu Bếp, Cơ Khí, Điện Tử,… Đối với các bạn học sinh đã học qua hệ trung cấp hoặc cao đẳng với các ngành liên quan thì chứng chỉ kiến thức nền là không cần thiết. Tuy nhiên, đối với các bạn học sinh mới chỉ tốt nghiệp THPT hoặc đổi từ các ngành khác sang thì chứng chỉ kiến thức nền là yếu tố quan trọng nhất để cho Đại Sứ Quán/ Lãnh Sứ Quán thấy mục đích du học nghề của bạn rõ ràng, bạn đã có sự đầu tư thời gian và kiến thức cho hành trình phía trước. Song song với những kiến thức lý thuyết căn bản, bạn còn được trực tiếp thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế.
Lưu ý: Trong quá trình tìm kiếm khóa học kiến thức nền các bạn học sinh cũng nên chú ý tìm các khóa cấp chứng chỉ 6 tháng để được Đại Sứ Quán công nhận. Giấy xác nhận có kinh nghiệm làm việc tại các cơ sở cũng là một trong những lợi thế khiến hồ sơ của bạn trở nên đẹp hơn.
2. Cố gắng hết mình để học tiếng Đức:
Ngoài phần kiến thức nền, tiếng Đức cũng là một trong những điểm mấu chốt quyết định đến việc cấp Visa. Yêu cầu đối với các bạn học sinh khi nộp hồ sơ Visa là phải có bằng B2 tuy nhiên, quá trình học tiếng Đức tại Việt Nam thường mất khá nhiều thời gian nhưng hiệu quả mang lại quá thấp nên nhiều bạn học sinh đều lựa chọn học B2 tại Đức. Vì vậy, bằng B1 là cơ sở duy nhất để Đại Sứ Quán/ Lãnh Sứ Quán. thấy được tiềm năng học tiếng của bạn tại Đức và cấp Visa. Với tấm bằng đạt từ 70 điểm trở lên (trung bình cho 4 kĩ năng) và lộ trình học rõ ràng, bạn có thể hoàn toàn chinh phục Đại Sứ Quán/ Lãnh Sứ Quán.
3. Kĩ càng chuẩn bị hồ sơ tài chính:
Theo quy định của Đại Sứ Quán Đức, một trong những điều kiện bắt buộc khi nộp hồ sơ xin Visa chương trình du học nghề Đức là: Đảm bảo chi phí sinh hoạt/ Chứng minh có đủ khả năng tài chính. Vậy hồ sơ chứng minh tài chính sẽ bao gồm:
- Thông tin về nơi ở dự kiến và tiền thuê nhà
- Một tài khoản phong tỏa chứng minh tài chính
Việc mở một tài khoản phong tỏa chứng minh tài chính đương nhiên rất dễ dàng tuy nhiên khó khăn lớn nhất các bạn học sinh thường gặp phải chính là không biết phải mở tài khoản bao nhiêu tiền. Nếu như với chương trình du học Đức, bạn chỉ mở một mức cố định 8820 Euro, được đều đặn hàng tháng rút ra 735 Euro thì đối với chương trình du học nghề, chẳng có một mức cố định nào cho bạn cả. Tùy từng chương trình nghề, mức lương, học phí khóa tiếng,… mà mức tài chính chứng minh tài chính của bạn sẽ khác. Với các trường hợp số tiền tính sai, không đủ để chi trả chi phí cho thời gian học nghề, rủi ro trượt Visa rất cao.
4. Kiểm tra và sắp xếp lại hồ sơ cho hoàn chỉnh:
Hồ sơ du học nghề cần có:
- 02 đơn xin thị thực khai
- Tờ khai xin thị thực
- Bản tuyên bố theo quy định tại Mục 8, Khoản 2, Điều 54 và Điều 53 Luật Cư trú Tự điền và ký tên.
- 02 ảnh hộ chiếu mới chụp
- Một hộ chiếu vẫn còn giá trị và được ký tên
- Lý lịch bằng tiếng Đức dạng bảng biểu theo trình tự thời gian liên tục
- Các chứng nhận tốt nghiệp THPT, nghề hay tốt nghiệp đại học (nếu có)
- Chứng minh đã có kiến thức nền đối với lĩnh vực muốn học
- Bản trình bày về lý do muốn du học nghề tại Đức
- Bản hợp đồng đào tạo nghề và giấy tờ khác hoặc một số thông tin về chương trình dạy nghề sau khóa học tiếng như: Chỗ học lý thuyết diễn ra ở đâu? Bên sử dụng lao động nào sẽ đào tạo các kỹ năng thực hành?
- Chấp thuận của Cơ quan Lao động CHLB Đức (giấy phép lao động)
- Chứng minh đủ khả năng tiếng Đức: tối thiểu trình độ B1 theo khung tham chiếu Châu Âu
- Chứng minh có đủ bảo hiểm y tế
- Thông tin về nơi ở dự kiến và tiền thuê nhà
- Đảm bảo chi phí sinh hoạt/ Chứng minh có đủ khả năng tài chính
Lưu ý: Sắp xếp hồ sơ theo đúng thứ tự.
5. Lên list các câu hỏi có thể được đưa ra trong buổi phỏng vấn:
- Bạn tên là gì?
- Bạn đến từ đâu?
- Bạn bao nhiêu tuổi?
- Năm sinh/ Nơi sinh của bạn?
- Bạn sống ở đâu?
- Vì sao bạn muốn sang Đức du học nghề?
- Tại sao bạn lại chọn học nghề ….?
- Tại sao đang học ngành này lại chuyển sang học nghề?
- Bạn học nghề tại đâu? Thời gian học nghề như thế nào?
- Sang kia có phải học tiếng không? Tiền học tiếng là bao nhiêu? Thời gian học thế nào? Học tiếng tại đâu?
- Bạn học xong có định ở lại Đức không?
- Bạn có người nhà ở Đức không?
Để dễ dàng chinh phục hành trình du học nghề Đức, ngoài những quy tắc trên bạn cũng nên tham khảo thêm thông tin từ những người đi trước. Tham khảo một số Visa du học nghề AMEC:
Đăng kí form dưới đây để được AMEC tư vấn du học nghề miễn phí nhé:
Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.
Hoặc liên hệ Hotline:
- AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
- AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
- AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388