Tại Đức, hầu hết mọi người đều có BHXH bắt buộc về mặt pháp lý. Với việc đóng thuế, người dân sẽ được hưởng gần như toàn bộ các lợi ích an sinh xã hội theo luật định. Và hôm nay, AMEC sẽ giới thiệu cho bạn 5 BHXH chính.
5 BHXH chính là gì?
- Bảo hiểm hưu trí (Rentenversicherung)
- Bảo hiểm thất nghiệp (Arbeitslosenversicherung)
- Bảo hiểm y tế (Krankenversicherung)
- Bảo hiểm chăm sóc (Pflegeversicherung)
- Bảo hiểm tai nạn (Unfallversicherung)
5 bảo hiểm xã hội theo luật định này cung cấp sự bảo vệ khỏi mất thu nhập do bệnh tật, tai nạn, giảm khả năng kiếm tiền, tuổi già và thất nghiệp. Trong đó, bao gồm cả chi phí về chăm sóc điều dưỡng.
Số tiền đóng góp phụ thuộc phần lớn vào thu nhập. Nhìn chung, các khoản đóng góp chiếm khoảng 40% thu nhập trước thuế (Brutto). Ngoài một số trường hợp ngoại lệ, các khoản đóng góp hầu hết được trả theo tỷ lệ ngang nhau giữa người sử dụng lao động và người lao động. Nghĩa là mỗi bên sẽ bị khấu trừ khoảng 20% cho các khoản bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, hệ thống an sinh xã hội còn nhận được tiền thuế từ ngân sách liên bang để thực hiện các nhiệm vụ bổ sung.
Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2023 là bao nhiêu?
Tỷ lệ đóng BHXH 2023 (%)
Tổng (%) Người lao động đóng (%)
Bảo hiểm hưu trí (RV) 18,6 9,3
Bảo hiểm sức khỏe (KV) 14,6 7,3
Bảo hiểm chăm sóc (PV) 3,5 1,525**
Bảo hiểm thất nghiệp (AV) 2,6 1,3
Phần đóng thêm trung bình 1,6 0,8
Tổng 40,45 20,225
Phần đóng thêm PV 0,35 0,35
cho những người không có con
* Người sử dụng lao động hoàn toàn chịu trách nhiệm về các khoản đóng cho bảo hiểm tai nạn theo luật định.
Điều kiện an sinh xã hội người lao động được hưởng là gì?
Bảo hiểm hưu trí (RV)
Nếu đang làm việc cho một công ty, bạn sẽ có bảo hiểm hưu trí. Điều này là bắt buộc ở Đức. Bạn có thể nghỉ hưu trễ nhất ở tuổi 67. Sau đó nhận được hỗ trợ tài chính từ bảo hiểm hưu trí. Điều kiện tiên quyết là bạn chứng minh được thời gian bảo hiểm tối thiểu – hay còn gọi là thời gian chờ (5 năm). Ngay cả khi bạn không thể làm việc do bệnh tật, khuyết tật, góa phụ hoặc mồ côi, bảo hiểm hưu trí cũng sẽ trợ giúp.
Bảo hiểm sức khỏe (KV)
Bảo hiểm y tế là bảo hiểm bắt buộc. Nếu bạn bị bệnh, bảo hiểm y tế sẽ thanh toán chi phí cho bạn. Nó bao gồm các chi phí chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và sinh con. Nếu bạn không thể làm việc trong một thời gian dài do bị ốm. Bạn sẽ nhận được một khoản bồi thường như một phần lương của mình.
Bảo hiểm chăm sóc (PV)
Mọi quỹ bảo hiểm y tế đều có quỹ bảo hiểm chăm sóc.
Trong bảo hiểm chăm sóc dài hạn, những rủi ro cần được chăm sóc sẽ được hỗ trợ tại nhà và nội trú. Ví dụ, bạn cần sự chăm sóc từ các điều dưỡng, y tá,.. do tuổi già, bệnh tật, tai nạn trong một thời gian dài thì bảo hiểm chăm sóc sẽ chi trả cho các phí phát sinh này.
Số tiền trợ cấp từ bảo hiểm chăm sóc dài hạn được phân loại theo mức độ cần được chăm sóc. Nhu cầu chăm sóc được đo lường theo cấp độ từ 1 đến 5. Điều này nhằm cung cấp cho tất cả những người cần được chăm sóc quyền tiếp cận bình đẳng với các lợi ích của bảo hiểm chăm sóc dài hạn. Bất kể họ có bị ảnh hưởng bởi các khiếm khuyết về thể chất, tinh thần hay tâm lý hay không.
Người sử dụng lao động và người lao động mỗi người chia sẻ một nửa số tiền đóng góp cho bảo hiểm chăm sóc dài hạn. Tuy nhiên, đối với những người trên 23 tuổi không có con, sẽ có một khoản bổ sung mà họ phải trả một mình.
Một ngoại lệ áp dụng cho bang Sachsen: Người sử dụng lao động ở đó trả một tỷ lệ thấp hơn.
Người về hưu cũng đóng góp cho bảo hiểm chăm sóc dài hạn. Tuy nhiên, họ phải tự chịu hoàn toàn các khoản đóng góp của mình.
Bảo hiểm thất nghiệp (AV)
Nếu bạn làm việc cho một công ty và phải đóng BHXH, thì chắc chắn bạn sẽ tự động được BH thất nghiệp. Nếu bạn thất nghiệp, công ty của bạn sẽ hỗ trợ.
Nếu bạn không thể tìm được việc làm và cần giúp đỡ để kiếm sống, bạn có thể nộp đơn xin trợ cấp công dân từ trung tâm việc làm. Sự giúp đỡ này không được trả bằng bảo hiểm thất nghiệp, mà từ thuế.
Cơ quan giới thiệu việc làm hoặc trung tâm việc làm cũng sẽ giúp bạn tìm việc.
Thời gian trợ cấp thất nghiệp được trả tùy thuộc vào thời gian những người bị ảnh hưởng đã làm việc trước khi thất nghiệp và vào độ tuổi của họ. Nếu bạn dưới 50 tuổi, bạn sẽ nhận được trợ cấp thất nghiệp trong thời gian tối đa là 12 tháng. Những người từ 50 tuổi trở lên có thể nhận trợ cấp thất nghiệp lên đến 24 tháng.
Bảo hiểm tai nạn (AV)
Bảo hiểm tai nạn bảo vệ tất cả nhân viên trước những hậu quả kinh tế do tai nạn lao động, đi lại và bệnh nghề nghiệp. Thậm chí họ còn có thể tiếp tục trả lương cho bạn. Nó bao gồm chi phí đào tạo mới (đào tạo lại) nếu bạn không còn khả năng làm việc trong nghề của mình nữa.
Theo luật định, công ty của bạn sẽ phải thanh toán các khoản phí cho bảo hiểm tai nạn.
Số tiền đóng góp này phụ thuộc vào tiền lương của người được BH và mức độ rủi ro tai nạn trong công ty. Ngoài việc điều trị và phục hồi chức năng. Quyền lợi của BH tai nạn còn bao gồm trợ cấp chăm sóc, trợ cấp thương tật, hỗ trợ công việc, trợ cấp chuyển tiếp.
Với 5 loại BHXH trên, chắc hẳn các bạn đã phần nào an tâm về những quyền lợi mà mình sẽ được nhận trong thời gian sinh sống và học tập ở Đức phải không nào?
Việt Nam ta cũng đã có câu ‘’ tiền nào của nấy’’. Tuy phải đóng thuế cao nhưng những gì bạn nhận lại được hoàn toàn xứng đáng.
Tham khảo thêm các bài viết tại đây:
https://www.amec.com.vn/die-senioren-wg-cuoc-song-chung-danh-cho-nguoi-cao-tuoi.html
https://www.amec.com.vn/nhung-dieu-ban-chua-biet-tai-duc-phan-3.html
https://www.amec.com.vn/thuc-tap-tai-sozialstation-o-duc.html
Liên hệ Du học AMEC để được tư vấn
Hoặc liên hệ Hotline:
- AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
- AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
- AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388