Năm 2009 mức điểm trúng tuyển ĐH, CĐ cao nhất cả nước thuộc về ngành Tài chính Ngân hàng, thay thế vị trí của các trường khối ngành Y Dược.
Trong mùa tuyển sinh ĐH, CĐ trước, cả nước có chừng 30-40 trường công lập và ngoài công lập đào tạo khối ngành Kinh tế, Tài chính Ngân hàng bởi đây là ngành học được cho là dễ kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Nhưng điểm trúng tuyển của khối ngành này cũng có mức chênh lệch khá lớn giữa các tốp trường.
Thống kê của VnExpress.net cho thấy, dẫn đầu trong số các trường lấy điểm cao là ĐH Kinh tế Quốc dân, khi trường này đặt ra mức trúng tuyển của ngành Tài chính Ngân hàng khối A là 27 điểm, khối D1 25 điểm, còn Kinh tế đầu tư khối A 24,5 điểm và Kinh tế quản lý đô thị 22,5 điểm.
Tiếp đó là ĐH Ngoại thương với mức điểm ngành Kinh tế 26,5 (khối A) và 24 điểm (khối D1); ngành Ngân hàng lấy 25 điểm khối A và 23,5 điểm khối D1. ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng lấy điểm khối A 25, khối D 23. ĐH Hà Nội lấy 22 điểm khối A và 27,5 điểm khối D1 (tiếng Anh lấy hệ số 2).
Học viện Tài chính lấy điểm khối A là 22, khối D là 23, và Học viện Ngân hàng lấy ngành Tài chính Ngân hàng 20 điểm (khối A).
Đáng lưu ý, đây là những trường có lượng thí sinh đăng ký không cao vì hầu hết các thí sinh có học lực khá, giỏi mới tự tin khi làm hồ sơ đăng ký dự thi.
Tuy nhiên, cơ hội theo học ngành “hot” này vẫn chưa hết, thí sinh học lực khá và trung bình có thể lựa chọn các trường đào tạo đa ngành với mức điểm chuẩn 16-20. Đơn cử, ĐH Thương mại lấy ngành Kinh tế thương mại khối A 20 điểm; Khoa Kinh tế (ĐH Quốc gia TP HCM), và ĐH Ngân hàng TP HCM cũng lấy 20 điểm (khối A) cho ngành Tài chính Ngân hàng.
ĐH Kinh tế TP HCM lấy mức điểm chung cho các ngành là 19,5, ĐH Công đoàn lấy điểm ngành TCNH khối A là 17,5 và khối D1 là 17, ĐH Hồng Đức đưa ra mức điểm chuẩn ngành TCNH cho cả khối A và D1 là 17. Mới tuyển sinh ngành TCNH, ĐH Công nghiệp Hà Nội lấy mức điểm khối A, D1 là 17).
Còn ngành Tài chính Ngân hàng ở ĐH Hải Phòng là 16 điểm cho cả khối A và D1, Viện ĐH Mở Hà Nội lấy 16 điểm khối A và 16,5 điểm khối D1. Các trường ở phía nam như ĐH Hoa Sen, Tôn Đức Thắng, ĐH Mở TP HCM, CĐ Thương mại… đều lấy mức điểm trúng tuyển là 16.
Kết quả thăm dò ý kiến trên VnExpress.net về việc lựa chọn ngành học. |
Trong khi đó, đối với các trường ở tốp cuối, chỉ cần có điểm thi bằng hoặc cao hơn mức sàn của Bộ GD&ĐT 1-2 điểm, thí sinh có thể trúng tuyển. Nhưng đây chủ yếu là những trường ngoài công lập nên thí sinh trúng tuyển phải đóng mức học phí tự túc cao gấp nhiều lần quy định.
Đơn cử, ngành Tài chính Ngân hàng của ĐH Hùng Vương (Phú Thọ) là 15 điểm (khối A), ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp 14 điểm (khối A), ĐH Chu Văn An, Kinh doanh và Công nghệ, và Hùng Vương TP HCM cùng lấy 13 điểm. Còn ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh (ĐH Thái Nguyên) lấy ngành Kinh tế khối A 14 điểm.
Còn ở hệ cao đẳng, với 10 điểm thí sinh có thể học các ngành này của CĐ Kinh tế Kỹ thuật Cần Thơ; CĐ Kinh tế Kỹ thuật (ĐH Thái Nguyên). Hệ cao đẳng của ĐH Ngân hàng TP HCM lấy 12 điểm, và của ĐH Công Đoàn lấy 10 điểm…
Do Tài chính Ngân hàng là ngành “hot” nên mùa tuyển sinh 2010, một số trường tiếp tục mở thêm ngành học này. ĐH FPT cho biết, bên cạnh ngành Công nghệ thông tin và Quản trị kinh doanh, trường mở thêm ngành Tài chính Ngân hàng và sinh viên được cam kết có chỗ làm sau khi tốt nghiệp. ĐH Đại Nam cũng mở ngành Tài chính Ngân hàng xét tuyển các khối A và D hệ đại học, cao đẳng.
Theo Bộ GD&ĐT, mùa tuyển sinh 2010, dự kiến nhóm ngành Kinh tế, Tài chính – Ngân hàng có tổng chỉ ĐH, CĐ tiêu hệ chính quy là hơn 100.000, đứng thứ 2 sau ngành Công nghệ Thông tin.
Theo Vnexpress.net
Hoặc liên hệ Hotline:
- AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
- AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
- AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388