Bạn chuẩn bị đặt chân đến du học tại xứ sở kim chi. Đừng quên ghi nhớ những văn hóa trong đời sống của người dân Hàn Quốc. AMEC xin giới thiệu đến các bạn một văn hóa công sở Hàn Quốc rất quan trọng: Kkon-dae꼰대
1. 꼰대là gì?
꼰대 được hiểu nôm na là sự hạ mình trước những người lớn tuổi. Nếu các bạn đã biết đến Thế hệ Thiên niên kỷ (Millenial) dùg để chỉ những người ở độ tuổi 19-40 tuổi. Sinh ra từ sau năm 1980 và được chứng kiến 2 cuộc khủng hoảng tài chính lớn vào năm 1997 và 2008. Một tên gọi khác nữa chính là “thế hệ 88 vạn won” ( 88 만원세대) hay “ thế hệ Sampo” (삼포). Thì꼰대 chính là “ thế hệ sống lâu thành lão làng”.
Ảnh: ” Khi còn trẻ, tôi chưa từng đến trước 8h”
2. Văn hóa Kkon-dae biểu hiện
Người lớn tuổi ở đây được hiểu là tuổi đời cũng như cả tuổi trong nghề. Văn hóa này được biểu hiện rõ nhất tại nơi làm việc, đối với những người quản lý trong công ty từ cấp trung trở lên. Kkon-dae hầu như là dành cho đàn ông, và sử dụng với nghĩa tiêu cực. Nói thẳng ra, chính là kiểu “ ma cũ bắt nạt ma mới” mà người Việt cũng thường xuyên gặp phải. Mạnh dạn loại bỏ những ý kiến của người trẻ và sẵn sàng yêu cầu mọi người phải phục tùng mình.
Ảnh: Internet
Xuất phát điểm của Kkon-dae là không rõ ràng, chỉ biết rằng, nó khởi nguồn từ các học sinh. Họ dùng từ này để ám chỉ các thầy cô giáo khó tính, hà khắc và có chút quân phiệt. Và đến hiện nay thì từ đó được giới trẻ sử dụng phổ biến, rộng rãi hơn trong môi trường công sở.
3. Phản ứng của giới trẻ
Tất nhiên, các bạn trẻ mới bước chân ra trường, mong muốn một môi trường làm việc năng động, vui tươi. Vì thế, họ rất không mong muốn tiếp xúc với văn hóa Kkon-dae. Bởi chính những mối quan hệ được hình thành dưới hệ thống phân cấp này gây cảm giác ức chế, áp đặt và làm hạn chế tiếp xúc tại nơi làm việc. Bạn phải luôn tỏ ra khép nép, nhún nhường. Và sẵn sàng hào phóng mời sếp dùng bữa.
Văn hóa này còn thể hiện trong phần phân công việc trong một phòng, ban. Như: ai là người phải ghi chú trong mỗi cuộc họp, ai sẽ gọi để đặt đồ ăn, thức uống. Hay ai là người phân phát thìa, đùa khi vào ăn trong nhà hàng.
Trong văn phòng phải gọi tên chức danh của nhau. Chẳng hạn như: thực tập sinh, thực tập sinh mới, tổ trường, trưởng phòng,…
Ảnh: Instagram- ” Cậu thì biết cái gì, Cậu biết tôi là ai không?, Sao cậu dám, Cậu định làm gì tôi, Tại sao tôi phải làm điều đó, Tôi lớn tuổi hơn cậu đây”
4. Văn hóa đã dần thay đổi
Tuy nhiên, việc thay đổi một văn hóa đã hình thành từ lâu là điều khó. Nhưng những người trẻ tuổi đang ngày càng kiên nhẫn khi đối mặt với văn hóa công sở Hàn Quốc Kkon-dae. Chính vì thế đã dẫn đến những thay đổi nhỏ. Nhân viên được nghỉ phép có lương, người mới đến làm việc cũng có thể nhận được đãi ngộ này. Chế độ làm việc 8 giờ/ngày, 5 ngày/ tuần khi Luật về chế độ này được ban hành.
Đối với người ngoài thì văn hóa này như một cách lịch sự, kính lão đắc thọ. Người trẻ ngày này đang mong muốn tìm thấy sự cân bằng trong công việc và cuộc sống. Thế nên, lại xuất hiện cụm từ mới 워라밸- worabel. Tức là work- life- balance.
Ảnh: Instagram
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, sự hội nhập hóa các phong cách làm việc nước ngoài càng trở nên phổ biến. Thế nên các công ty Hàn Quốc đang cố gắng thay đổi chính sách đối đãi và nới lỏng thứ bậc nhiều hơn. Tạo nên sự bình đẳng cho mỗi nhân viên. Điều đầu tiên thay đổi chính là: bạn có thể gọi tên nhau và từ chối các bữa ăn tối.
AMEC – NÂNG TẦM ƯỚC MƠ CỦA BẠN!
Hoặc liên hệ Hotline:
- AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
- AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
- AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388